Bhutan, đất nước huyền bí


doduc
Du lịch Bhutan mới mở trong vài năm gần đây
Nhiều người ngỡ nhàng khi nghe đến tên quốc gia này.Tôi nhớ tên Bhutan hình như qua sách địa lý thời phổ thông, từ lâu rồi
Hôm nay mới đặt chân đến vùng đất này
Bhutan là đất nước của núi rừng! Thoạt nhìn địa thế khá giống Hà Giang nước ta, về núi non và thế đất hiểm trở. Nhưng nhìn rộng ra thì rừng nguyên sinh của họ gần như còn nguyên, được bảo vệ rất chặt chẽ.Tuy chỉ qua vài tỉnh của nhưng cũng nhận ra đây là đất nước của những thung lũng núi! Thim Phu thủ đô của Bhutan cũng nằm trong một thung lũng như vậy.
Nhà cửa san sát với một lối kiến trúc khá đặc trưng mang tên quốc gia họ. Nhà cửa cấu trúc trên nền chữ Nhật hoặc hơi vuông, , mái nhà thoai thoải chừng 15 độ. Chính gian giữa nhô lên một tháp nhỏ bốn mái, cảm giác giống một loại pháo đài, từ đó có thể quan sát ra bốn phía. Mái cũng với độ nghiêng như mái chính, làm cho ngôi nhà trở nên độc đáo!

Mới đây thế giới đánh giá Bhutan là đất nước có chỉ số hạnh phúc cao nhất?
Bạn bè hỏi tôi cảm nhận về đất nước đất nước hanh phúc Bhutan như thế nào? Vậy tiêu chí về một quốc gia hạnh phúc gồm những điều gì, chúng ta cần biết định nghĩa hai từ “ Hạnh Phúc” đó thì mới có thể có câu trẻ lời sát với nhận định.
Hạnh phúc của cá nhân, hạnh phúc của đôi lứa, hạnh phúc của gia đình chòm xóm và quốc gia còn có quá nhiều điều phải bàn về nội hàm hai từ này trên những cung bậc khác nhau của cá nhân gia đình cho đến đất nước rồi mới có thể đi đến kết luận.

Từ xa xưa cha ông ta đã có góc nhìn về hạnh phúc bằng thành ngữ ” Ngu si hưởng thái bình” Cái này chắc gán cho cá nhân. Nhưng giờ thì không đúng, vì càng ngu si càng khốn khổ!
Các nước Âu châu coi thỏa mãn như cầu cá nhân là hạnh phúc. Ngoài ra còn yếu tố môi trường, tự do dân chủ cần được thỏa mãn. Ở Bhutan , đất nước 30 vạn cây số vuông, diện tích bằng một phần mười nước ta, dân số 75 ngàn, ít hơn ta cả trăm lần, lại khá khu biệt bằng những rào chắn núi non dưới chân Hymalaya,rất khó để giao thông buôn bán. Khi mỡ và đường ít thì kiến ruồi cũng ít, Bhutan có thể yên ” Yên bần lạc đạo”. Có khổ thì cũng chỉ biết cầu mong Đức phật rủ tay cứu giúp. Nên nhìn họ hành lễ miên man hoặc đi bộ suốt hàng giờ theo chiều xuôi kim đồng hồ ở các chùa “ thiêng” thì tôi vẫn nghi ngờ về mấy từ “Chỉ số Hạnh Phúc cao nhất”. Dù trong tín ngưỡng họ thành tâm, trong cuộc sống có vẻ yên tâm với những gì mình đang có và hưởng thụ nó, không phải vì ai bóc lột. Chẳng nhẽ chỉ ngần ấy thứ trong tầm mắt mà ta vội coi đó là hạnh phúc chăng, liệu có quá phù phiếm không?

Bhutan, nước quân chủ lập hiến, Vua được được thần dân sủng ái. Họ nói trong mỗi nhà đều có ảnh vua và Hoàng hậu để tỏ lòng tôn kinh. Cũng như nước ta trước đây trong nhà ai cũng treo ảnh Bác Hồ vậy.
Về đời sống kinh tế, Bhutan giống như nước ta cách nay trên nửa thế kỉ, nhu cầu chỉ là no bụng và không tiếng đạn bom thế là hạnh phúc!
Được biết dân Thủ đô Thim phu ngày nào cũng có thể có thịt ăn, còn vùng xa hơn, tuần có thể chỉ 2 ngày cơm có thịt…Sáng nay người tổ chức du lịch tuyến này cho biết có những thực phẩm chất lượng cao ở núi như thịt dê cũng chỉ tương đương 70.000 Vnd/ kg, gạo chừng 40 nghìn/kg, xăng khoảng 20 ngàn Vnd.

Đất nước này rất nhiều chùa đền, nhiều Hội Lễ. thuần đạo phật theo nhánh Mật tông
Rất nhiều nơi, bên đường, thành cầu, gần nơi chùa chiền người ta giăng dây lồng theo những lá cờ ngũ sắc ghi nhiều lời chú và lời cầu xin. Trên cờ những lời cầu Đức phật tâm thành, họ nói khi gió thổi cũng là lúc nó cuốn theo lời thỉnh cầu đến với đấng tối cao là Đức phật. Có lẽ không ở đâu lời cầu xin nhiều như ở đây. Những dòng chữ trên cờ ngũ sắc chăng dài từng dây, phủ lên góc núi và khe núi bên đường, nơi gió đi lại thông thoáng rung rung bay như đàn bướm rừng xoáy theo chiều gió! Điều đó chững tỏ từ lâu cuộc sống quá nhiều điều rủi ro không gỡ được, người ta đành nhờ cửa thần linh cứu giúp. Chẳng nhẽ đất nước hạnh phúc là như thế?

Tôi hiểu hai từ hạnh phúc hết sức tương đối và mong manh như khái niệm hạnh phúc trong một gia đình vậy. Liệu có mẫu số chung hanh phúc ở mỗi nóc nhà? Nhưng hạnh phúc của cha mẹ, của con cái còn khác nhau. Huống chi cả một xã hội với nhiều tầng lớp giàu nghèo quyền lực sao có thể có hạnh phúc giống nhau?

Nên biết thế là để biết họ đang ở giai đoạn phát triển nào và tinh thần giai đoạn đó ẩn chứa hạnh phúc như thế nào. Tất cả còn tuỳ quan niệm và cách nhìn. Với tôi Bhutan lúc này giống ta thời kì 1955 sau hoà bình lập lại ở miền Bắc.Tinh thần xã hội lúc đó rất phấn khích với sự mong muốn phát triển. Với góc nhìn ấy thì nhận định chỉ số hạnh phúc cao nhất cũng là có thể.

Bhutan dân số mỏng, họ chưa sẵn sàng mở cửa.. Nghe nói cách đây hai năm, GDP của họ là 2.500$? Hôm nay hỏi một người thì nghe bảo ở đây chưa tính GDP.
Thu nhập chính của Bhutan là thủy điện và sau đó là du lịch. Bhutan quản lý du lịch chặt chẽ để giữ môi trường, họ không kêu gọi du lịch bằng mói giá như ta, không du lịch bụi và du lịch không đồng. Giá du lịch ở một ngày trên đất họ là 250usd do nhà nước quản lý thì quả là chát. Nhưng vì thế du lịch không xô bồ lộn xộn. số người vào đây phần nhiều là khám phá tìm hiểu, không phải đi chơi tìm của lạ. Sự phát triển của quốc gia có tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai này xem ra không lạc hậu với thế giới mà do họ muốn sống chậm. Nếu ở ta khi địa ốc bung ra thành thị trường cho mấy đại gia thì họ mặc sức thao túng đủ kiểu Tây Tàu. Ở thủ đô Bhutan đã có những chung cư cao dăm bảy tầng nhưng nhà đầu tư phải nghiên cứu hình thức theo kiến trúc truyền thống. Họ cẩn thận với việc mở cửa du nhập văn hóa ngoại lai. Trong đời sống xã hội, đàn ông Bhutan có thể lấy vợ người nước khác, con cái có Quốc tịch Bhutan, nhưng mẹ thì không cho nhập tịch, cho dù hiện nay dân số Bhutan vẫn thấp, tỉ lệ hơi bị lệch, nam giới nhiều hơn nữ giới.
Bhutan còn nhiều cái có thể khám phá. Một cuộc đi ngắn cưỡi ngựa xem hoa thông tin chẳng được là bao. Hãy tạm bằng lòng thế vậy!
25/3/2018