Ngộ độc

Nói đến ngộ độc, người ta nghĩ nghĩ ngay ăn phải cái gì độc hại gây nguy hiểm đến tính mạng con ngừoi.
Nghĩ thế không sai, nhưng nghĩ thế thì đơn giản quá. Đâu chỉ có ăn mới ngộ độc. Sống ở trên đời có rất nhiều cái để người ta bị nhiễm độc dẫn đến ngộ đọc làm mất mạng con người.
Rượu bia là sản phẩm thông minh của nhân loại. Nếu dùng đúng mức thì có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng nếu dùng bừa bãi thì sẽ dẫn đến đủ thứ bệnh, mà trong đó gan là nơi đầu tiên bị tấn công. Rất nhiều người vong thân với đủ cách chết có nguồn gốc từ rượu bia.
Trong cuộc sống ai chẳng có ước vọng thành đạt. Do có ước vọng mà người ta cố gắng trau dồi kiến thức cho bản thân để vươn lên. Cho nên để ghi nhận năng lực làm việc thì bằng cấp là cái bằng cớ quan trọng. Khi biết thế, kẻ không có khả năng học hành mà lại có nhiều tham vọng đã biến thành dục vọng thì chúng sẽ tìm ra đủ mánh lới để chiếm đoạt lấy thứ mình không có bằng các thủ đoạn kể cả thấp hèn để đạt lấy mục đích như mua bằng cấp để tiến thân, đi đường ngắn để kiếm lợi cho nhanh. Ngộ độc về tham vọng là nhu thế… Thói nịnh hót, gian lận và dối trá từ đấy trở nên tràn lan. Ngộ độc ấy sớm muộn rồi cũng dẫn đến cái chết dù không giống cái chết rượu bia, mà là chết về nhân cách khi đang còn sống.
Lâu nay hai từ cống hiến để vinh danh những người có hi sinh đóng góp cho đất nước,tưởng chỉ có ý nghĩa tích cực, nào ngờ sự lạm dung hai từ đó cũng dẫn tới ngộ độc.
Làm cán bộ, làm quan chức, xét cho cùng đều là đi làm công ăn lương cả, xét cho cùng từ ông chủ tịch nước, đến ông Tổng bí thư, cũng giống bác nông dân, chị quét rác,đều là làm việc lấy lương để, nông dân cày cấy để lấy thóc gạo, ông sửa xe đạp lấy tiền công,,,đều để nuôi thân mình cả, nào có ai bắt hi sinh gì đâu. Ông bộ trưởng năng lực cao, trách nhiệm cao thì lương cao và đựợc đi ôtô, người kém hơn là viên chức thì trách nhiệm thấp hơn thì lương thấp, đi xe đạp. Tất cả các vị lương tháng chẳng ai nhận thiếu một xu. Rõ ràng đang làm việc để nuôi chính mình mà lại ngộ nhận là mình đang cống hiến. Nhiều khi lại còn lấy mấy chục năm làm việc với nhà nước ra để ăn vạ xã hội, đòi nọ đòi kia. Tệ nhất là khi phạm tội có vị lại mặc cả với pháp luật rằng có mấy chục năm cống hiến, nhân thân tốt để hòng trốn tội.
Sự nhận thức sai và dẫn đến hai từ cống hiến bị lạm dụng và bị ngộ nhận. Sự ngộ nhận đó đễ làm ngộ độc xã hội, nhất là xã hội quan trường. Vì ngộ độc là mình cống hiến, ngộ độc về quyền lực đẻ ra thói công thần, thu vén không biết bao nhiêu cho đủ, đòi hết ưu tiên này chiếu cố nọ, dù trong thời tại vị có thể cũng phạm bao nhiêu thiếu sót lỗi lầm.
Cho nên đưa ra nhiều danh hiệu khen thưởng dễ thành sự cổ vũ thêm cho sự ngộ nhận,sinh ra thói háo danh khá tai hại.
Cải cách hành chính là cần nhận thức lại rất nhiều cái lạm dụng dẫn đến ngộ độc cho xã hội, tạo cho cái hư thêm tuổi thọ mà chẳng ích gì cho xã hội.
8/12/2010