Bài thơ 60 năm trước

BÀI THƠ 60 NĂM TRƯỚC.
Dongngan
Tự nhiên trong dòng kí ức hôm nay, nhớ lại bài thơ của cố nhà thơ Lê Đạt viết vào thời gian trước cải cách ruộng đất, năm 56, hay 57 gì đó.
Không nhớ tên bài, nhưng toàn bài thì thuộc cả:
Thơ Lê Đat
Sáng hôm nay hoa nở
Ba lần chim quẹt kêu
Nắng mới như gấm thêu
Con Cụ về thăm mẹ
Nó hỏi già hỏi trẻ
Quen thuộc như người nhà
Ăn khổ không kêu ca
Có việc gì làm nấy
Theo mẹ lên nương rẫy
Trồng cây bông cây ngô
Đúng là con cụ Hồ
Mới thương người như thế.
Mẹ vừa làm vừa kể
Nỗi đời xưa xót xa
Nước mắt mẹ chan hòa
Càng kể càng căm giận
Thương nỗi mình lận đận
Thương nỗi con mồ côi
Con ạ, mẹ hiểu rồi
Vì sao mà mẹ khổ
Không đánh thằng địa chủ.
Sống không nên người đâu.!

Bài thơ viết giản dị câu chữ, nhưng hiểu đây như là câu chuyện về thành viên đội cái cách đi “bắt rễ xâu chuỗi” Bần cố nông để giác ngộ trước khi tiến hành Cải cách ruộng đất.
Lê Đạt viết như thế này, thấy ngay ông trung thành với Đảng và tin rằng việc cái cách là đúng, là mệnh lệnh của lương tâm. Con người ông thuần khiết và không nghi ngờ gì về dường lối Cách mạng.
Vậy mà chỉ sau một thời gian cải cách, khoảng 1957 , ông và Trần Dần, lớp người mặc quân phục đi chiến đấu trở về lại bị nằm trong nhóm “ Nhân văn giai phẩm”, như kẻ phản bội đường lối của Đảng.
Ông phản bội hay ông thức tỉnh?
Chính xác là thức tỉnh chứ
Tôi còn nhớ chính sách phân loại thành phần giai cấp của Đảng, thì trí thức luôn được xếp vào Tiểu tư sản, không kiên định, lập trường không vững vàng, hay lung lay. Nó như một thói xấu, một cái yếu của hàng ngũ trí thức vậy.
Bây giờ vẫn vậy, không Đảng viên thì không được bổ sung vào đội ngũ lãnh đạo.

Tôi hoài nghi việc này, nhưng rồi dần nhận ra, trí thức không phải những xe tăng mù. Họ luôn chia sẻ với nhân quần vì trong họ luôn có lòng trắc ẩn.
Cách mạng hình như cần những loại kiên định như xe tăng mù, cứ hô là tiến, kể cả khi bánh xích xe tăng nghiến nát người dân thường tay không vũ khí , thu lính Tàu đã làm ở Thiên An môn cách đây mấy chục năm với những sinh viên trí thức!Họ mới là công cụ tuyệt vời. Còn trí thức ư, khó đấy! Thấy sai họ sẽ phản biện. Vậy lãnh đạo nào chịu được nhất là lấy tư tưởng bần cố ra làm thước ngắm.
Chẳng cần bàn nữa, ai cũng hiểu.
Và trí thức khó được trọng dụng khi cuộc cách mạng đã an bài.
Nhớ những lớp văn nghệ sĩ đi trước, họ đã chết vì sự thức tỉnh, lòng trung thành với tính nhân văn. Gía u mê thì có nhẽ cuộc đời họ sẽ khác.
113/4/2019