Hầu bóng- một phức thể văn hóa

Doduc

Diễn xướng hầu bóng cho du lịch vui chơi là sự báng bổ tín ngưỡng. Phải khẳng định đó là thứ hàng nhái làm tiền, là biểu hiện của việc buôn thần bán thánh, điều đó cần cấm tiệt. Mọi việc cái tiến hầu bóng vẽ voi thêm chân cũng là thứ phát tán mặt hàng bóp méo cũng chẳng nên khuyến khích. Hãy để yên cho hầu bóng trong đền phủ cho lớp người có căn cốt

Tôi không phải là người nghiên cứu về hầu bóng, mà chỉ là người tiếp cận với những nhà nghiên cứu loại hình văn hóa này. Ngay cái tít bài trên tôi cũng lấy ở một bài viết của tác giả nào đấy trên trang điện tử. Cái tít ấy đã thâu tóm toàn bộ loại hình tín nguỡng hầu bóng trong đời sống cộng đồng.
Có thể thấy diễn xướng hầu bóng giống hệt một chiếu chèo thuở xưa, chỉ có điều hầu bóng là tín ngưỡng thuộc về tâm linh còn hát chèo là loại hình giải trí, văn nghệ.
Hầu bóng có nhạc hát, có múa (diễn), trang phục cho các giá cũng rất đặc biệt về nghệ thuật trang trí. Trong 36 giá đồng, múa khác nhau, lời hát văn khác nhau, y phục cũng khác nhau. Một thày đồng hoặc cô đồng độc diễn qua các giá cho thấy rõ điều đó : Gía quan giá Chầu thì chân bước nghiêm cẩn khép nép, giá cô bé thì nhí nhảnh chân sáo, giá ông hoàng thì khoáng hoạt. Tất cả đều có qui phạm. Một thày đồng có thể diễn 36 vai khác nhau trong nhiều giờ.
Người theo cửa Phủ phải nhiều năm hầu thánh rồi thuộc nằm lòng các vai quan vai cô vai cậu vai ông Hoàng bà Chúa mới có thể ngồi đồng. Có người phải mất 20 năm mới có thể ngồi giá. Học là học theo lối dân gian như thế.
Hầu đồng cũng có hội thân thiết với nhau dù chẳng có hội trưởng. Trong giá hầu, tứ trụ là những người phục vụ cho thầy đồng đều là người giỏi hầu đồng cả. Tứ trụ là 4 người ngồi bốn bên , người lo thay xiêm y, người lo sắp xếp đồ lễ đốt nhang rót rượu, sắp lễ người lo tung khăn trùm đầu cho giá hồi cung, người lo việc ban phát lộc cho con nhang đệ tử. Khi ông hoàng bac chúa cô cậu dùng trà thưởng rượu, hút thuốc thì nâng quạt che chắn kin đáo. Cho nện có lúc thày đồng lại làm tứ trụ cho người khác trong một lần hầu đồng khác.
Các nhà nghiên cứu đã hầu như làm rõ được giá trị văn hóa trong tín ngưỡng hầu bóng xem ra chẳng cần bàn lại. Còn chuyện lợi dụng hầu bóng hành nghề mê tín lại là chuyện khác. Cho nên bàn chuyên cấm hầu bóng lúc này xem ra giống chuyện chẳng còn việc gì làm thì bới lên cho có việc? Định bàn việc cấm hầu bóng trong các điện thờ nhưng lại ủng hộ hầu bóng diễn xướng tại những khu vui chơi du lịch thì thật là chuyện lạ đời. Diễn xướng hầu bóng cho du lịch vui chơi phải coi là sự báng bổ tín ngưỡng. Phải khẳng định đó là thứ hàng nhái làm tiền, là biểu hiện của việc buôn thần bán thánh, điều đó cần cấm tiệt mới là phải. Mọi việc cái tiến hầu bóng vẽ voi thêm chân cũng là thứ phát tán mặt hàng bóp méo cũng chẳng nên khuyến khích. Hãy để yên cho hầu bóng trong đền phủ cho lớp người có căn cốt. Thiết nghĩ nhà quản lí văn hóa cần hiểu rõ điều đó và đừng đặt ra những chuyện cấm đoán rồi chính nhà quản lí lại vi phạm pháp luật.
8/9/2010