Mãi mãi Minhon

Mãi mãi mignonne

Đề tặng mẹ
Yolande Chavanat
Jean pierre Chavanat

Đỗ đức

Ngày ngày bà ngồi bên cửa sổ nhìn ra đường.
Con cái không ít, nhưng mỗi đứa mỗi nơi, kiến giả nhất phận. Thằng con út Jean Pierre chavanat len bordeaux làm nghề gõ đầu trẻ. Cô con gái ở gần cũng trên chục cây số. Hai ngày lướt ván với mẹ được vài giờ vào buổi chiều rồi lại đi. Nó còn có chồng con.
Jean Pierre lại chưa chịu lấy vợ. Hôm thấy đôi giày tôi đi bị há mõm cậu ấy lặng lẽ đem đến cho đôi giày mới coong, da den bóng, cười toét: “tặng anh đôi giày này. Một thằng bạn cho tôi bảo dùng vào ngày cưới vợ. Tôi không dám xỏ vào, vì tự xác định vợ tôi là Tự-do rồi”. Jean cười, nheo đôi mắt của tuổi năm mươi, đuôi mắt hình giẻ quạt . Nếu ở Việt Nam thì người ta bảo đó là tướng đào hoa sát gái. Nhưng ở Pháp, Jean vẫn sống hiền lành một mình, cũng không có bạn gái.
Khi xe của Jean chở chúng tôi về thăm nhà vừa đến nơi thì đã ngó thấy mẹ Jean ngồi lăng lẽ bên cửa sổ nhìn ra đường. Thì ra hàng ngày bà vẫn lấy bóng người qua lại để khắc phục sự vắng vẻ. Jean bước xuống xe, nhào đến cửa sổ . Mắt bà hấp háy nhưng vẫn kịp nhận ra thằng út, bà cười móm mém, rồi nhoài người. Jean hôn lên hai má mẹ, nói một tràng dài mà tôi nghe không hiểu. Bà cười như cánh bướm, lay động cả khung cửa sổ .
Nhà mẹ Jaen có người giúp việc, ba tiếng một ngày, dọn nhà cửa tinh tươm, lo cho bà bữa ăn trưa, chuẩn bị sẵn cho bữa tối rồi mới ra về.
Để tiếp cận với đời sống hàng ngày bà có thêm cái điện thoại để bàn. Sáng sáng đúng giờ đã hẹn, con gái gọi điện về nói chuyện. Nhưng cái chính là để kiểm tra xem mẹ có khỏe không. Jaen thì gọi mẹ vào giờ khác trong ngày.Thế là coi như các con lúc nào cũng ở bên cạnh.
Jaen từng kể với tôi, bố làm nghề chăn bò. Bán bò là đem tiền đi mua những đồng tiền vàng. Những đồng vàng đúc kỉ niệm từ sau cách mạng tư sản pháp năm 1789, được cất vào trong lọ. Năm trước Jaen lấy ra tặng cho tôi một đồng, rồi bảo có lần mẹ đã nhầm mang tiền đó đi mua bánh mì!
Thỉnh thoảng Jean lại từ Bordeaux lướt trên 130 km bằng xe hơi về thăm mẹ vào cuối tuần.
Căn nhà rộng có đến năm sáu phòng. Có riêng một phòng bày những đồ đồng đồ bạc sưu tầm từ nhiều năm. Nhìn những thư đồ bày trong phòng cũng biết xưa kia bố mẹ Jean là một điền chủ có máu mặt. Tôi nhận buồng ở rồi dạo quanh nhà để Jean có thời gian riêng với mẹ. Vả lại tiếng Pháp tôi chỉ viết có hai từ merci, thì biết nói chuyện gì .
Nhưng rồi chẳng bao lâu ngó vào thấy bà lại đang một mình, trên tay một xắp ảnh. Lại gần thấy toàn là ảnh đen trắng đã nhuốm màu thời gian. Những gương mặt thiếu nữ xinh xắn, trong đó tôi nhận ra ngay bức ảnh bà lúc trẻ. Tôi chỉ tay, bà sung sướng cười móm mém. Thây thế Jean nheo nheo mắt : “Ma ma tôi “mãi mãi mi-nhon mà.” Nghe thế bà cười rung rinh.Tôi hỏi Jean thế nghĩa là gì, anh bảo: “nhỏ bé và xinh xắn”, Bà luôn sống trong kỉ niệm, luôn trở về với kí ức. Ngày xưa mẹ là cô gái nhỏ bé và xinh xắn lắm. Còn niềm vui gi hơn kí ức đây, khi mà người ta sống đén ngoài chín mươi mà vẫn khỏe mạnh. Người chồng yêu quí đã ra đi trước bà, các con thì mỗi đưa mỗi nơi. Chỉ còn những tấm ảnh này bên bà. Khi có khách, những tấm ảnh cũng là góp phân trò chuyện với khách. Bà giới thiệu chúng với tôi thời oanh liệt của mình.
Chiều, jean đưa tôi và mẹ đến ăn một cửa hàng nằm sâu trong núi, dưới chân một chân một lâu đài cổ. Anh kể đây là khu rừng mà người yêu đầu tiên của bà đã lẩn trốn quân Đức trong thế chiến thứ hai. Nhưng rồi có một kẻ phản bội đã báo cho giặc. Ông ấy bị bắt và bị dồn vào trại tập trung phát xít. Bốn năm sau bà mới được biết ông không thể trở về. Bà chết lặng. Mấy năm sau bà lấy chồng. Bố Jean sau này cũng là lính kĩ thuật trong lực lượng hải quân.
Bà lặng lẽ ngồi ăn món ưa thích con mua cho, rồi lặng lẽ với những kí ức riêng tư trên sáu mươi năm qua…
Sau đấy xe lại tiếp tục bon. Trên đường về, jean ngoặt vào một lối rẽ. Một đài kỉ niệm khiêm nhường nằm ở giữa một ngã tư tạc những bàn tay giơ lên chới với bê lấy tảng đá lớn. Trên đó có một danh sách những công dân trong vùng bị giết trong trại tập trung của phát xít Đức đắp chữ nổi. Mẹ con xuống xe. Anh dắt bà đến sát bia kỉ niệm. Đôi tay già run run vạch tìm tên người đã khuất. Bà dặt tay lên dòng chữ khắc một cái tên. Jaen cho biết đó là tên người yêu bà, lặng lẽ như trên sáu mươi năm trước bà đặt tay lên trán người yêu. Vài phút sau, bà từ từ đứng dậy quay ra xe. Jean đỡ mẹ. Tưởng như không có anh dìu thì mẹ khó mà dứt ra về. Không dem theo hoa, nhưng những vòng hoa có giăng quốc kì Pháp vẫn được những người trong vùng đặt lên hàng ngày, còn đó…

Một chuyến thăm viếng ngắn để lại trong tôi bao nhiêu ấn tượng về cuộc sống của người dân Pháp. Họ làm việc không ồn ào, nỗi nhớ không ồn ào. Mọi kỉ niệm luôn thầm lắng, lay động hàng ngày chìm trong lòng người như gió ngàn lách qua kẽ lá tùng, nuôi dưỡng tình con người. Bên tai tôi, văng vẳng lời Jean Pierre chavanat nói về mẹ mình: Ma ma tôi “mãi mãi mignonne”.

Hanoi- 27/7/2011