Thánh trong hầu đồng

Doduc
Đền đài Tứ phủ không bao giờ thờ ma quỉ vu vơ. Nhưng qua các giá đồng từ giá Chầu, giá Quan, giá ông Hoàng bà Chúa, đến giá Cô bé, chuyện các vị thánh dâng rượu, vểnh râu cáo dùng trà chuốc rượu, thuốc xái đều diễn ra trong từng giá đồng. Và rồi thấy thánh cũng thích nghe nịnh. Khi cung văn đàn ngọt, hát câu chầu lọt tai là thánh sướng rêm, chau mày vỗ gối , rút tiền thưởng kịp thời, nhanh hơn mọi kiểu khen thưởng ngoài đời.

Xưa và nay, khi nói về một ai đó chưa thật sự hoàn thiện, người ta thường trấn an nhau bằng câu: “là người chứ có phải thánh đâu”.. Theo ý tứ câu nói thì Thánh là cái gì hết sức hoàn thiện. Trong quan niệm đó, thánh là sự toàn mĩ về đạo đức và lối sống. Cho nên đã có người ở ngoài đời, có người được tôn vinh không có một vết sẹo nhỏ trong cuộc sống, cái gì cũng hoàn mĩ, tốt đẹp từ lúc sinh ra đến khi khuất núi. Người như thế là được thêu dệt lên như vị thánh không tì vết. Thánh như vậy khác xa Thánh trong tín ngưỡng dân gian.

Vậy Thánh trong tín ngưỡng dân gian là thế nào.
Trong hầu bóng, xem kĩ các giá hầu mới thấy thánh trong Tứ phủ thật sự rất đời. Ông Hoàng dũng cảm tham gia đánh giặc cứu dân giữ nước, ông được dân gian tôn vinh kính trọng. Ông Hoàng Bảy nơi thờ tự chính ở đền Bảo Hà đi dẹp giặc, tương truyền bị chết trận trôi dạt vào bờ sông Hồng và người dân đã dựng đền thờ ông tại đó…
Đền đài Tứ phủ không bao giờ thờ ma quỉ vu vơ. Nhưng qua các giá đồng từ giá Chầu, giá Quan, giá ông Hoàng bà Chúa, đến giá Cô bé, chuyện các vị thánh dâng rượu, vểnh râu cáo dùng trà chuốc rượu, thuốc xái đều diễn ra trong từng giá đồng. Và rồi thấy thánh cũng thích nghe nịnh. Khi cung văn đàn ngọt, hát câu chầu lọt tai là thánh sướng rêm, chau mày vỗ gối , rút tiền thưởng kịp thời, nhanh hơn mọi kiểu khen thưởng ngoài đời.
Trong tín ngưỡng hầu đồng, thánh giống giống như con người ngoài đời, ngoài công quả thánh cũng đầy tật xấu mà chẳng cần giấu diếm ai.
Cho nên quan niệm Thánh là hoàn mĩ trong đời sống hầu bóng là không có. Bởi thế mà từ quan Tuần, ông Hoàng bà Chúa đến hình Cô bóng Cậu đều rất gần với đời sống con người. Như vậy chúng ta thấy thánh trong hầu bóng là rất minh bạch, không giống mấy ông Thánh đi làm cách mạng, tài giỏi thông minh tốt đẹp từ lúc chưa biết mặc quần. Từ lúc đấy đã có lòng yêu nước thiết tha, đã là tấm gương từ lúc cởi truồng. Cho nên khi mấy bác cả bây giờ đi chơi gái bị lộ mới chuế. Gía đừngđạo đức cách mạng đểu thì có phải hơn không?
Nhiều nhà nghiên cứu độc lập và những nhà nghiên cứu của Viện Văn hóa dân gian đã cho ra đến vài chục đầu sách về tín ngưỡng tứ phủ. Ai cũng biết đó là tín ngưỡng dân gian xuất phát từ Đạo Mẫu từ nguồn văn hóa bản địa hẳn hoi, không phải đồ du nhập vơ váo bắt chân sâu rễ trong đời sống dân tộc.
Những người theo tín ngưỡng này thường có căn cốt tự nhiên. Không phải bất cứ ai cũng theo hầu đồng được. Người có căn có cốt, nghe tiếng đàn, lời hát chầu là đã như bị thôi miên thánh nhập. Đầu năm vừa qua tại hội chùa Nành Ninh Hiệp , Gia Lâm Hà Nội (2010), khi cánh quan họ quay sang hát chầu văn có một cô bé đi hội chỉ nghe diễn xướng bài chầu cô bé vùng cao, bỗng nhiên như lên cơn kinh giật, đứng ngay bên thềm đường múa may trong trang thái vô thức. Khi hết bài chầu, cô ngơ ngác lăn ra đất mà không hiểu chuyện gì xảy ra. Những người như thế gọi là có căn đồng bóng. Người như thế là phải theo hầu đồng mới tránh khỏi tai ách bệnh tâm thần ngấp nghé.
Một người hầu đồng cho biết tâm sự; Mỗi năm ít nhất phải làm một lần thì công việc làm ăn mới suôn sẻ, nếu không trong người cứ bút rứt nợ nần. Hầu đồng như một cuộc tắm rửa toàn diện về mặt tinh thần. Còn đã một lần đi đền phủ hầu đồng rồi thì làm ăn mới thanh thoát, mọi việc mới hanh thông.
Hầu bóng thường phần lớn nằm lớp người buôn bán. Tín ngưỡng đối với họ như là nhu cầu tự thân vậy.
8/9/2010