RUỘNG

doduc
1 – Mỗi lần quay về rẻo cao, nhìn những cánh ruộng bậc thang xếp sóng bên các triền núi, những người canh tác trên đó chỉ còn là một chấm nhỏ, ngọ nguậy…
Nhận ra họ bởi tấm áo đỏ choét phơi trong nắng cao nguyên. Lúc ấy tôi lại nhớ về đồng bằng da diết, nhớ màu xanh ngút ngàn, sóng lúa chạy xô bờ hiền hòa như con sóng biển Cửa Lò. Nhớ rồi lan man nghĩ đến các dự án lấy đất. mà lòng đậm buồn.
Nhìn người dân rẻo cao tạo những ruộng bậc thang có thành vách bờ cao hàng mét trên cánh đồng Hoàng Su Phì mới thấy công sức họ bỏ ra thu lấy hạt thóc mới quí nhường nào. Và không thể không lặng người khi ở dưới đồng bằng, miếng đất bờ xôi rượng mật chỉ sau một chữ kí đen con dấu đỏ của chính quyền là cát sỏi lập tức san bằng, làm nền một dự án xây dựng. Mà rồi có dự án lại chẳng xây dựng gì, cỏ lại mọc, đất màu mỡ lại thành bãi hoang dại.
Rượng đất không đẻ ra nhưng hàng chục vạn Hecta đất đã bị bức tử như thế ở những chữ kí nhiệm kì nặng về kiếm chác.
Và rồi bây giờ lại vẫn tiếp tục có dự án giật đất khỏi tay người dân làm một phần cuộc sống người dân không yên dù tiếng kêu oan đã vang trời dậy đất
Đó là nỗi buồn âm ỉ trong tất cả những ai quan tâm đến ruộng đất, đến cuộc sống thực của nông dân.
2 – Hoàng Su Phì là huyện vùng cao Hà Giang có diện tich ruộng bậc thang lớn nhất nhì rẻo cao, nhưng ruộng ở đây cũng đặc biệt. Thành bờ ruộng nhiều chỗ cao hàng mét. Ruộng được khai phá trên những quả đồi có thành dốc rất cao! Chính vì thế mà mặt ruộng có chỗ chỉ được hai hàng lúa, còn ruộng chạy dài như sợi chỉ thêu, ôm lấy đồi dốc. Lúc đứng xa nhìn bờ ruộng thấy giống như những vòng dây quấn quanh cái con quay khổng lồ.
Người vùng cao nương vào đất đồi làm rưộng bậc thang chỉ vì trên cao có nước. Khi trên đỉnh núi chót vót vẫn có những mạch nước thì rưộng sẽ tiếp tục được mở mang dưới chân. Trên đỉnh cao còn nước là do rừng già đầu nguồn còn giữ được.
Lấy được hạt gạo ăn ở vùng cao so với đồng bằng khó một trăm lần.
3 – Nuôi thủy sản với vùng duyên hải, hay vườn rau ao cá của người đồng bằng chẳng mấy phức tạp, chỉ là đổ công, đổ tiền là đã xong quá nửa.
Vậy rẻo cao thì sao? Lấy đâu ra ao, bói đâu ra tiền, tìm đâu ra giống cá!
Vậy mà người rẻo cao không chỉ có gà lợn, mà còn có cá để ăn dù không có ao!
Cậu Dũng lái xe của Hội mĩ thuật Việt Nam nhiều lần đi rẻo cao , kể về con cá chép nuôi “ao” trong ruông bậc thang. Ao là cái hốc sâu bằng bàn chân, mới thấy sự sáng tạo trong việc làm ra miếng ăn của người rẻo cao.
Ruộng bậc thang nước từ trên núi róc rách đổ về. Nếu để tràn bờ thì nước phá luôn cái vách con trạch giữ nước, sẽ tan mảnh ruộng!
Để an toàn cho bờ ruộng, người ta mở một lỗ thoát cạnh bờ khi nước xâm xấp chân lúa. Nước quá mức đó thì chảy xuống ruộng dưới. Mưa to cũng không bao giờ nước tràn bờ. Đó là cái sáng tạo đặc biệt giỏi của người trồng lúc nước trên rưộng bậc thang.
Nhưng cũng vì thế mà người ta có thể nuôi cá mà không bao giờ lo cá đi mất. giữa kẽ mấy khóm lúa, dận một chỗ sâu vài chục phân, thả con cá chép con. Không cần lồng, nhưng với lượng nước ấy cá chỉ lượn lờ trong đó mà không ngoi lên. Cá ăn phù du sâu bọ và những gì lạc và đó, khiêm tốn và đạm bạc. Cuộc sống của cá giống người dân nghèo kham khổ. Mùa lúa hoe đầu cá cũng chỉ lớn bằng ba bốn ngón tay. Lúc ấy thu hoạch và con cá đem nướng ngon vô cùng. Ấy là nghe tả mà tôi chưa từng được thấy, chưa từng được ăn…
Nhắc lại câu chuyện rưộng đất, so sánh cách làm ra miếng ăn từ đất để chúng ta nhìn đất thực tế hơn, và những người quản lý đất nước đỡ vung tay kí liều các dự án lấy đất ruộng hoặc buông đất cho thuê dài hạn. Hãy biết quí, bết giữ lấy từng tấc đất cha ông. Qúy trong xử dụng, giữ trong quản lý chứ không phải chỉ trên lời nói có tính vận động an dân! 31/7/2015