Davitd Thomats

Doduc

1- David Thomats, cái tên lâu nay đã khá quen với giới mĩ thuật Việt Nam cả ba vùng miền. Ông là Giám đốc chương trình Nghệ thuật Đông Dưong của Boxton. Mở đầu bằng quan hệ với Hội mĩ thuật Việt Nam, tổ chức thành công cuộc triển lãm kéo dài 3 năm qua 14 bang nước Mĩ mang tên “Cuộc chiến tranh nhìn từ hai phía” của họa sĩ Mĩ và Việt Nam, lúc ấy là năm 1888, cách đây vừa tròn 22 năm, lúc Mĩ còn cấm vận Việt Nam… Lúc ấy việc qua lại hai nước còn rất khó khăn, phải đợi mãi đến 1996…
Có cái gì như là duyên phận để Thomats gắn bó với mĩ thuật Việt Nam? Phải chăng đó như là duyên phận. Từ khởi đầu thành công bằng triển lãm chung từ hai phía, sau đó hai chục năm nay Thomats qua lại Việt Nam như con thoi, giống một đại sứ thiện chí đặc biệt cho ngành Mĩ thuật giữa Mĩ và Việt Nam,.
Kể ra có lẽ Thomats sẽ chẳng bao giờ biết đến Việt Nam nếu như không có cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mĩ. Năm 1968 chế độ quân dịch đã lôi tuột chàng sinh viên Thomats vừa tốt nghiệp ngành Mĩ thuật ném vào chiến trường Tây Nguyên, đóng quân ở Pleicu ba năm trong cái địa ngục đi giữa hai làn đạn. Giữ đươc cái gáo lành lặn đem về Mĩ, Thomats đã hiểu thế nào là mặt trái của chiến tranh. Ông không muốn nhắc lại những kỉ niệm kinh hoàng một thời hoặc nói ra lòng hối hận. Hành động của ông đã nói nhiều hơn những gì mà sự ăn năn cần nói ra. Ông đã quay trở Việt Nam với những dự định, và từng bước trong 20 năm qua những gì ông làm cho Mĩ Thuật Việt Nam không phải là ít. Hàng trăm họa sĩ Việt Nam từ ba miền đã qua Mĩ tham quan học tập bằng sự giúp đỡ của ông. Ông làm sách về Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của dân tộc ta mà ông rất nguỡng mộ. Có một kỉ niệm chẳng biết là nên vui hay buồn. Lần đầu Thomats mang sang những bức vẽ Hồ Chí Minh theo cách quan niệm của người Mĩ, bóp hình họa vẽ Hồ Chí Minh bình dân xộc xệch thế là một số họa sĩ lớp đàn anh phản ứng, coi đó là hành vi thóa mạ và bêu riếu lãnh tụ, không thể chấp nhận. Chúng ta thường có thói quen phong kiến để lại, đề cao lãnh tụ như tiên như thánh, còn người Mĩ trước hết coi họ lãnh tụ cũng chỉ là những công dân bình thường. Việc làm lãnh đạo thì cũng chỉ là công việc như bao nhiêu nghề khác cần làm khi con người còn hiện diện trên thế gian này. Chắc đấy là lần đầu tiên Thomats suýt vỡ mặt trong cuộc đụng đầu với Văn hóa phương đông. Thomats hẳn chưa quên kỉ niệm ấy. Và rồi mấy năm sau ông đã dựng một cuốn sách ảnh về Hồ chí Minh có sự cắt gọt cho gần hơn với quan niệm của chúng ta.
Lần này sang Việt Nam, ông lại mày mò tập trung tài liệu để làm một cuốn sách thứ hai về tướng Giáp. Ông hé cho tôi xem vài trang. Tôi phát hiện thấy ông dùng giấy dó căn các trang sách, bảo sẽ làm sách bằng loại giấy dai bền của Việt Nam như tính cách bền bỉ của Đại tướng tài danh. Trước đó tôi có tặng ông mấy tờ đó lụa, ông bảo sẽ đem những tờ dó ấy để làm mấy trang đặc biệt trong sách. Đó là những tờ Dó lụa kép 8 nguyên chất được sản xuất đặc biệt để in Di chúc của chủ tịch Hồ chí Minh từ bốn mươi năm trước. Ngay ngày hôm sau tôi đem thêm cho ông một xấp trên 30 tờ nữa, đủ để làm một cuốn sách tốt nhất giữ cho mình. Biết ý đó, ông nói ngay, cuốn sách số 1 làm bằng giấy đăc biệt này sẽ dành để tặng tận tay tướng Giáp mà ông rất kính trọng vào tháng Mười tới khi quay lại Việt Nam.
Cuốn sách này, ông dự kiến làm 20 bản.
2- Thiết bị máy in và thiết kế nhà triển lãm mĩ thuật của trung tâm mĩ thuật đương đại Hội Mĩ thuật Việt Nam tại17 Thành Công, Hà Nội được sự giúp đỡ khá nhiều của Thomats cả về vật chất. Những chuyến đi con thoi của ông khi thì đưa một đoàn họa sĩ từ Boxton sang cùng làm trại sáng tác với họa sĩ Việt Nam, khi thì một mình tổ chức lớp hướng dẫn kĩ thuật đồ họa. Hàng chục họa sĩ đồ họa Việt nam đã thụ giáo ông, học thêm về những kĩ thuật đồ họa cập nhật. Ông như một nhà sư phạm tình nguyện truyền tận tình bá kĩ năng cho đồng nghiệp. Cái duyên và nợ của Thomats với Mĩ thuật Việt Nam để cho ta thấy một mẫu mực cách con người đến với nhau thời hậu chiến như thế nào về việc vun đắp cho nhau sau những gì mất mát.
Năm nay đến Hà Nội ông đem tặng cho Hội Mĩ thuật Việt Nam 19 bức tranh đồ họa khổ lớn trong đó đủ thể loại từ in đá, in kẽm, in lưới photo khá mẫu mực ở chất kinh điển. Ông muốn để cho các họa sĩ tham khảo từ kĩ thuật đến cách tạo dựng một tác phẩm đồ họa mà Việt Nam còn đang rất yếu và rất thiếu.
Mối lương duyên giữa Thomats và mĩ thuật Việt Nam còn tiếp tục nối dài trong những chuyến sang tiếp theo của ông. Chúng ta biết ơn ông về điều đó.
14/5/2010