Điếu văn

Doduc
1 – Một người bạn gọi di động cho tôi
– Anh ơi, trong đám ma có nhất thiết phải có điếu văn không nhỉ?
Tôi nói lại: trường hợp nào vậy? Dù trường hợp nào thì điếu văn vẫn luôn cần có, Đó là văn hóa của người sống đấy!
Đầu máy bên kia ngập ngừng. Lát sau anh bảo:
– Là bí thử mẹ tôi chẳng hạn.
Tôi bảo dù ai cũng cần anh ạ. Nhưng anh ấy tiếp lời… “nhưng mẹ tôi là người bình thường, chả tham gia hoạt động chả có công lao gì…”
Đến đây tôi ngắt ngang lời anh:
– Anh nói gì thế?. Thế anh hiểu thế nào là Điếu văn ?
Thấy anh lúng túng, tôi bảo ngay: ‘”Cái công mẹ nuôi anh thành người là cái công lớn nhất đó, trên tất cả mọi thứ công ! Sao lại nói là không có gì”.
Hình như ngộ ra, đầu dây bên kia , anh nói vội: cảm ơn
Rồi tắt máy.

2 – Người gọi cho tôi không còn trẻ. Anh cũng là tuổi “ xưa nay hiếm”.
Anh thuộc thế hệ lớn lên thời cách mạng, cái thời mà từ trẻ đến già đều biết câu cửa miệng là “ơn Đảng và chính phủ”.
Cái thời mà đứng trước ban thờ, dù là trưởng nam cũng không biết khấn khứa tổ tiên.
Cái thời mà có quan niệm chỉ có đi hoạt động cách mạng mới kể là có công. Bây giờ đâu đó vẫn rổn rảng lên câu “ người có công”
Và kết quả là , trong đầu óc lớp người này, điếu văn chỉ dể dành cho người có công, nghĩa là có tham chính, có hoạt động cách mạng. Còn ra thì không có gì để nói.

3 – Ở đời này, nếu nói “có công” thì không có công ơn nào lớn hơn công cha mẹ nuôi bạn thành người. Phải nuôi con từ lúc lọt lòng đến khi nó trưởng thành mới thấy cái công đó lớn nhường nào. Không phải vô tình dân gian đọng lại hai câu ca dao ” Công cha như núi Thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Người xưa nói” phúc đức tại mẫu” còn là khẳng định vai trò số 1 của người mẹ. Không có cha sinh mẹ dưỡng thì hỏi có thành người mà tham gia này nọ kia không để mà khoe công. Nghĩ đến có công mà nghĩ ngay đến “ phải đi hoạt động cách mạng” là bỏ mất cái gốc, chỉ nhìn thấy ngọn. Một sự sa sút về văn hóa không thể tha thứ.

4 – Bạn bảo tôi: Anh nói vậy thì người như mẹ tôi chằng tham gia gì bao giờ thì điếu văn biết viết thế nào?
Tôi bảo: Điếu văn là văn bản minh bạch quãng đời của bất cứ ai đã sống trên đời này được đọc trước buổi ra đi, để mọi người đến viếng và đưa tiễn biết được gốc tích và cuộc đời người từng trải qua. Bởi có những người bên cạnh ta nhưng cả đến lúc ra đi ta biết gì về họ. Chỉ khi nghe điếu văn mới biết quãng đời của con người mình đến đưa tiễn.Mà người đến đưa tiễn rất lắm thành phần và lắm mối quan hệ! Nên, điếu văn là cái phải có chứ không chỉ là cần hay không. Hơn nữa, điếu văn để tiễn người ra đi, làm cho vong linh họ được thanh thoát, không tủi hổ với đời..
Người bạn tôi lúc này mới thở dài: Vậy mà tôi cứ tưởng điếu văn chỉ dành cho người có công! Thật khổ thân thế hệ chúng tôi! 3/8/2015

  4 comments for “Điếu văn

Comments are closed.