Bờ dậu

doduc
1 – Sinh thời nhà sử học Trần Quốc Vượng có lần cười nói với tôi “ dân lúa nước” là chữ của tớ đấy nhá.
Vâng đúng thế.
Lần khác ngồi trò chuyện với nhà Dân tộc học Chu Thái Sơn , tôi lại biết thêm thuật ngữ “ thổ canh hốc đá”.Theo ông đó là lối canh tác đặc biệt của ngườ Mông và một số tộc người sống trên cao nguyên đá. Họ nương theo thiên nhiên để khai thác thiên nhiên rất hiệu quả!
Dưới một hốc đá, chỉ nhúm đất nhỏ, người ta bỏ hạt ngô, bên cạnh hạt ngô có hạt đâu tương đậu đỏ, và mặt đất thì dây bí, dây dưa…Mất cái nọ, có cái kia. Từ mặt đất, dưới lòng đất, và trên cao, mỗi chỗ cho con người một thứ. Rủi có mất thứ nọ còn thứ kia. Những nốt sần trong rễ cây đậu tương cũng góp phần cung chấp chút đạm nhỏ nhoi cho gốc bắp…
Lan man ông kể đến những mái nhà ở hườm đá lợp mái vẩy là thân cây ngô là cách khai thác thiên nhiên triệt đẻ, và sau này ngôi nhà ra đời từ mô hình ấy. Ông bảo đó chính là một phần sử dân tộc.
Thì ra cái lịch sử ta đã học từ nghìn năm bắc thuộc đến Đinh Lê Lý Trần Lê Nguyễn…Cái thời phong kiến đến nay là thứ sử biên niên các dòng họ vua chúacác triều đại, đâu phải sử dân sử nước.
Thế sử dân sử nước là gì
Là cuộc sống của mỗi tộc người biến cải qua năm tháng, là đất đai mở ra hay thu lại sau các cuộc tranh giành
Sử dân nằm trong văn hóa dân gian.

Ở đấy có nếp sống, có ca dao tuc ngữ có canh tác và cách phương tiện đồ nghề, cách kiếm sống, có trang phục, có ẩm thực, có lệ làng hương ước, có mái đình cây đa, có tập quán tín ngưỡng… Sử còn nằm trong dư địa chí, những biến đổi qua các thời đại tên tuổi từng vùng đất thay đổi , biên giới thay đổi. Đất cũng đâu có ổn định.. ũng bãi bể nương dâu, và dân tộc cũng có sinh có diệt.
Cuối cùng nhận ra , sức bền của một quốc gia không phải ở những vương triều mà là sự bền bỉ của dân tộc . Dân tộc mới là người quyết đinh sự tồn vong đất nước.
2 – Tôi lần giở tác phẩm “ Thăm thẳm bóng người” của Đỗ Chu đọc lại, thấy ở văn anh có sự bắt gặp với câu chuyện này. Đó là câu chuyện Hoa bờ dậu “ giống mọc hoang, đều bền , nó khỏe lắm, Lội ra giữa đòng sâu vẫn gặp, ở nóc cổng làng, ở bậu tường đổ cũng thấy có, nó bò đến tất cả”. Thứ hoa bờ dậu không tên, không ai chăm sóc, vạ vật gió mưa , kệ thây nóng lạnh , nó bền bỉ dẻo dai như nhân dân trường tồn. Những loài hoa người ta quí hóa tôn vinh như hồng như cúc như sen như thược dược lay ơn bị mưa dập giớ vùi thì đều bầm dập. tan nát , Nếu rơi vào hoàn cánh hoa bờ dậu chúng đều không thể tồn tại!
Còn hoa bờ dậu trường tồn như nhân dân lao khổ dù bị vúi dập vì chiến tranh hoắc các chế độ cai trị hà khắc, nhưng là cái cuối cùng còn lại, còn các thế lực áp bức lần lượt phải ra đi.
Cái bờ dậu, tầm thường nhưng luôn luôn vĩ đại! 9/6/2016