Qùa mùa thu

doduc
Mùa thu đã về, trên những chợ xanh đã thấp hoáng thấy hàng trám đen. Đó là quà của vùng trung du, trái trám chín sớm vào đầu mùa thu. Mùa thu còn là mùa của hồng, cốm đón Trung thu. Có thêm một loài quả cách nay dăm chục năm nhiều vô kể, nhưng giờ thì thành của hiếm, đó là quả thị. Hiếm vì thị là trái của loại cây thân gỗ lưu niên, loại cây sống hàng trăm năm mà vẫn xanh tốt bền vững như sấu nhội me. Ít có loài sâu bọ nào đục nổi vào thân gỗ thị. Gỗ thị dẻo thớ mịn và săn chắc nên nó được dùng làm ván khắc tranh, khắc mộc bản kinh sách nhà chùa, không bao giờ bị mẻ gẫy. Thị lớn chậm, cây trăm năm mới đủ độ to khai thác, việc tái sinh rất lâu. Những cây gỗ tốt thường không lớn nhanh, chặt cây nào là mất cây đó. Vả lại thị là cây mọc từ thiên nhiên bờ bãi. Nó không phải là giống cây trong vườn. Đơn giản vì thị không có giá trị kinh tế, quả thị chưa bao giờ thành hàng hóa… Tuy đã hao vơi nhưng giờ thị vẫn còn. Bây giờ vài nơi bên đường vẫn còn những cây thị lực lưỡng hàng trăm năm, mái lá vẫn xanh rờn. Nó chỉ đứng sau cây gạo về kí ức cho mỗi người Việt ở làng xóm. Thị là giống cây của thôn quê.
Qủa thị có hai loại. thị bình và thị sáp. Hình như hai loại quả ra trên cùng một cây. Lâu lắm rồi, tôi không nhớ nữa, không biết có đúng thế không. Thị bình quả to tròn bằng vốc tay, khi chín vàng ươm màu kén tằm. Thị bình ăn được, nhưng phải biết ăn. Ngày bé được mẹ đi chợ về cho quả thị thì thích lắm. Còn loại thứ hai là thị sáp quả nhỏ bằng hộ thuốc lào, bẹt dí, thì chỉ bày đĩa để cho thơm nhà,. Những quả thị sáp xinh xinh luôn là món quà yêu thích của trẻ con chúng tôi dù không ăn được. Nó nhỏ quá, chẳng có thịt , lại chứa đầy chất chát, dù chin nẫu cũng vậy nên thường được đẻ trong túi áo. Thích thì đem ra hít hít ngửi ngửi rồi lại cát đi.
Thị bình muốn ăn thì phải nặn từ từ cho nẫu ra. Từ quả thị rắn chắc nặn cho mềm nhão, lúc ấy mới dùng cái tăm nhỏ chọc quanh rốn quả cho đứt hết rồi nhấc rốn ra. Ăn thị là ngậm miệng vào rốn quả đã mở rồi mút từ từ nước ngọt từ trong quả. Khi được bóp nẫu thì thị lại ngọt. Cách ăn thị la như vậy, mỗi loại quả lại có mỗi cách ăn khác nhau thì mới thưởng thức được hương vị của nó. Mỗi trái thị bình trong lòng nó chứa vài ba hạt hình như hột dái gà trống to. Hạt thị cứng như sỏi, không ăn được. Có ngậm trong miệng thì cũng chẳng cho thêm cảm giác ngon lành gì. Không hiểu sao dân gian lại có câu” Lúng búng như ngậm hột thị” để chỉ những người có máu gian dối, ăn nói loanh quanh như vướng vật trong mồm!
Bây giờ trẻ con thành phố ít gặp thị. Qủa nhót chín tuy khó kiếm nhưng còn dễ tìm hơn thị. Loai cây này giờ không còn lại bao nhiêu. Nó chỉ có mặt ở những chợ xanh ven nội, nhưng thi thoảng mới có mươi lăm quả bày trên mẹt. Nhiều đứa trẻ còn không biết quả gì
Không biết có mối quan hệ gì mà cứ mùa thị chin là mít bắt đầu sượng. Cả mít mật mít dai cũng vậy . Mít cuối vụ thấy sượng thì nhớ ngay đến mùa thị chin.
Tuy là giống quả không phổ biến trong các loại quả ăn được, nhưng nó cũng được sắp hàng trong danh sách trái cây mùa thu. Chắc chắn là thế vì dân gian có câu” hồng tròn/ khế méo/ thị vẹo trôn” nhắc mỗi người khi mua chọn những loại quả có đặc điểm như vậy, đó là những quả ngon nhất đạt chuẩn.
Mùa thu dã dần hiện lên trong mùa thị chin.
10/9/2020