tranh thờ- một mô hình xã hội pháp trị

Tìm hiểu 36 bức tranh trong bộ tranh thờ của dân tộc Giáy tại xã Cốc San, huyện Bát Xát , Lao Cai thì thấy trật tự của xã hội tiên thánh giống hệt như một tổ chức chế độ xã hội của con người. Hình dung như thế này:
Đứng đầu thế giới tiên thánh là vị tổ sư lục hợp. Hai bên tả hữu của Lục hợp có bát tiên đứng chầu.
Tam thanh là phân thân của vị tổ sư này. Tam thanh gồm 3 vị là Ngọc thanh cung( Trung ương, ngự trị bầu trời, đứng đầu tiên giới), Thựợng thanh cung và Thái thanh cung cai quản mặt đất và thủy giới.
Dưới Tam thanh có tả sư cai quản việc Võ, Hữu thánh cai quản việc Văn.
Dưới tả sư, Hữu thánh có Nam đẩu Lục ti và Bắc đẩu Cửu vương như là hệ thống cơ quan hành chính chấp pháp.
Tiếp theo là thập điện diêm vương( 10 tranh từ đệ nhất đến đệ thập, là mười cửa ngục từ kết tội trị tội. Chỉ khi đến cửa thứ mười là Chuyển luân Vương mới được xem xét xóa tội). Như vậy Thập điện Diêm vương vừa là tòa án vừa là cửa ngục giam cầm phạm nhân.
Tiếp theo nữa là Tứ đại nguyên súy là các thần mưa, gió , sấm, chớp
Đứng cuối cùng là công tào thổ địa. Công Tào thổ địa là người đưa chuyển các bản tấu từ trần gian lên thượng giới
Ngoài cùng là thanh long , bạch hổ, vai trò như hai tướng canh cửa.
Đấy là cấu trúc một trật tự thống trị cung đình. Cung đình nhà thánh chỉ có giữ trật tự bằng chấp pháp, không có động viên khen thưởng..
Xã hội dân sự bên ngoài cung đình kia có vua bếp( Xảo vàng) phía ngoài cửa nhà, có Qủi vương, người phát cháo thí cho các cô hồn( Phân y thí thực) ở ngoài nhà. và Bát quái vô danh là bức tranh cúng xúi quẩy mô tả các hiện tượng quái dị và việc xua đuổi chúng ra khỏi đời sống con người.
Như vậy ta thấy rất rõ trật tự lớp lang của đế chế tiên giới khá chặt chẽ.
Các dân tộc Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày Nùng cũng có các bộ tranh cúng đạo Giáo, đứng đầu vẫn là Tam thanh, nhưng tùy vũ trụ quan của mỗi dân tộc mà số tranh có khác nhau. Ví dụ dân tộc Cao Lan có tranh Thần nông cai quản việc cày bừa cấy gặt, và tranh Dẫn hương lộ, đưa người chết về trời, Tồm Toòng9 đại đường kiều) hay Độ linh của người Tày cũng nội dung trên nhưng tranh nằm ngang dài dăm bảy mét).

Có thể thấy rõ ràng tranh thờ cúng chứa nội dung giáo huấn rõ rệt. Trước nhất là giáo dục về mặt trật tự xã hội, dạy cho con người biết rằng xã hội có trên có dưới cùng sự chấp pháp nghiêm cẩn và các mối quan hệ khác trong xã hội. Bộ tranh Thập điện thì khủng bố con người bằng hình phạt các tội lỗi họ gây ra ở thế gian như đóng gông rút lưỡi, đầu đội chậu máu, đít ngồi bàn chông, rồi quỉ sứ cưa xẻ cắt khúc, cho vào cối xay, cối giã, cho quạ mổ, chó ngao xé xác, cho quỉ đầu trâu mặt ngựa dùng đinh ba xỉa dưới sự giám sát của các vị vua âm phủ. Chắc chắn những cái đó đã tác dụng răn đe mạnh mẽ, để con người phải biết tự giám sát hành vi của mình, sống sao cho nhân ái. Bên cạnh đó tranh Phân y thí thực lại nhắc cho con người sống chia sẻ (chia áo nhường cơm), hoặc người thừa hành công vụ cần mẫn như công tào, hoặc gia đình đầm ấm thông qua tranh Vua bếp.
Đó là tính tích cực của tranh thờ cúng bị bỏ quên, mà lâu nay ta chỉ phiến diện coi tranh thờ cúng là phương tiện mê tín, không nhìn thấy trong nó có hẳn một cấu trúc xã hội công dân.15/4/2010