Cây gạo ở Văn Miếu

Cây gạo góc Văn Miếu

ĐỖ ĐỨC
Đó là cây đại thụ, nằm ở góc phía bắc Văn Miếu chỗ giao nhau giữa đường Nguyễn Thái Học và đường Tôn Đức Thắng ( đường Hàng Bột cũ).
Không biết có vị thần thánh nào nương náu mà bốn mùa vào ngày rằm, mùng một dưới gốc gạo già luôn ngút ngát hương khói. Người ta đến đây thắp hương làm lễ thành kính xin thần linh với cõi lòng pha chút mê muội. Không rõ là công an không dẹp nổi hay công an không dám dẹp, cũng không biết nữa vì những này ấy người qua kẻ lại tấp nập..
Hà Nội là thủ đô, người nước ngoài qua lại nhiều, họ quan sát thấy hương hoa bốn mùa tám tiết rải đỏ hoe cả góc đường, còn người lễ bái thì thành kính, thì thấy làm lạ, đôi khi đứng lại ngắm nhìn, có khi còn giương máy chụp ảnh.
Chính quyền ngứa tiết cho rằng đây là tệ nạn mê tín dị đoan cần dẹp bỏ. Lại cũng có thể họ ngượng với người nước ngoài, có cái gốc cây chứ cái quái gì mà cứ cắm hương hoa, mất mĩ quan đường phố. Đã nhiều lần công an quây hàng rào, cho dọn dẹp nhưng không xong. Công an không thể mọc rễ hai mươi bốn giờ. Hương hoa vẫn cứ hiện lên như trong bài thơ Mồ anh hoa nở.
Tôi không rõ cán bộ văn hóa nào hiến kế cho chính quyền, hay chính quyền tự nghĩ ra, đã cho thợ cưa đến cò cưa kéo xẻ hai ngày quật đổ ông lão gạo đại thụ mấy trăm năm tuổi trước con mắt kinh hoàng của mọi người. Chắc họ nghĩ người ta lễ bái vì cái cây gạo, cứ cưa phéng đi là hết hương khói hết lễ bái.
Thế là từ đó Văn Miếu mất cây gạo vài trăm năm tuổi đứng trấn góc phía Bắc như một người lính già cần mẫn. Dù gạo già đã bao nhiêu năm làm chỗ tì linh nghiêm bảo vệ cho khu Thái học, biểu tượng của tri thức nước Nam ta.
Đã vài ba chục năm bị chặt hạ, cây đã mất rồi mà mỗi lần có việc qua Văn Miếu tôi vẫn dưng dưng nhớ dáng gạo, nhớ mùa hoa gạo chiu chít đỏ khé vào tháng Ba tô hồng một góc trời Văn Miếu. Còn những cánh hoa rụng thì làm đỏ rực thềm con phố hẹp, Mùi hương lễ của khách thập phương ngào ngạt, không khí linh thiêng khiến ai đi qua cũng chậm bước lại, đi đứng khoan thai.
Tôi câm lặng cũng như nhiều người Hà Nội đã từng câm lặng xót xa trước một sinh linh Gạo gục ngã bởi lưỡi cưa ngu dốt và thiển cận của những người coi sóc văn hóa Hà Nội một thời. Họ có những quyết định tàn nhẫn đầy định kiến, nhưng nào có bao giờ bao giờ đạt kết quả như mong muốn của họ. Trên nền gốc gốc gạo đó, một cái bệ gạch thấp xuất hiện. Ngày rằm mùng một từ đấy đến bây giờ chưa bao giờ vắng bóng hương hoa. Nhưng mất gạo vẫn để lại một khoảng trống tâm linh khônCây gạo góc Văn Miếu

ĐỖ ĐỨC
Đó là cây đại thụ, nằm ở góc phía bắc Văn Miếu chỗ giao nhau giữa đường Nguyễn Thái Học và đường Tôn Đức Thắng ( đường Hàng Bột cũ).
Không biết có vị thần thánh nào nương náu mà bốn mùa vào ngày rằm, mùng một dưới gốc gạo già luôn ngút ngát hương khói. Người ta đến đây thắp hương làm lễ thành kính xin thần linh với cõi lòng pha chút mê muội. Không rõ là công an không dẹp nổi hay công an không dám dẹp, cũng không biết nữa vì những này ấy người qua kẻ lại tấp nập..
Hà Nội là thủ đô, người nước ngoài qua lại nhiều, họ quan sát thấy hương hoa bốn mùa tám tiết rải đỏ hoe cả góc đường, còn người lễ bái thì thành kính, thì thấy làm lạ, đôi khi đứng lại ngắm nhìn, có khi còn giương máy chụp ảnh.
Chính quyền ngứa tiết cho rằng đây là tệ nạn mê tín dị đoan cần dẹp bỏ. Lại cũng có thể họ ngượng với người nước ngoài, có cái gốc cây chứ cái quái gì mà cứ cắm hương hoa, mất mĩ quan đường phố. Đã nhiều lần công an quây hàng rào, cho dọn dẹp nhưng không xong. Công an không thể mọc rễ hai mươi bốn giờ. Hương hoa vẫn cứ hiện lên như trong bài thơ Mồ anh hoa nở.
Tôi không rõ cán bộ văn hóa nào hiến kế cho chính quyền, hay chính quyền tự nghĩ ra, đã cho thợ cưa đến cò cưa kéo xẻ hai ngày quật đổ ông lão gạo đại thụ mấy trăm năm tuổi trước con mắt kinh hoàng của mọi người. Chắc họ nghĩ người ta lễ bái vì cái cây gạo, cứ cưa phéng đi là hết hương khói hết lễ bái.
Thế là từ đó Văn Miếu mất cây gạo vài trăm năm tuổi đứng trấn góc phía Bắc như một người lính già cần mẫn. Dù gạo già đã bao nhiêu năm làm chỗ tì linh nghiêm bảo vệ cho khu Thái học, biểu tượng của tri thức nước Nam ta.
Đã vài ba chục năm bị chặt hạ, cây đã mất rồi mà mỗi lần có việc qua Văn Miếu tôi vẫn dưng dưng nhớ dáng gạo, nhớ mùa hoa gạo chiu chít đỏ khé vào tháng Ba tô hồng một góc trời Văn Miếu. Còn những cánh hoa rụng thì làm đỏ rực thềm con phố hẹp, Mùi hương lễ của khách thập phương ngào ngạt, không khí linh thiêng khiến ai đi qua cũng chậm bước lại, đi đứng khoan thai.
Tôi câm lặng cũng như nhiều người Hà Nội đã từng câm lặng xót xa trước một sinh linh Gạo gục ngã bởi lưỡi cưa ngu dốt và thiển cận của những người coi sóc văn hóa Hà Nội một thời. Họ có những quyết định tàn nhẫn đầy định kiến, nhưng nào có bao giờ bao giờ đạt kết quả như mong muốn của họ. Trên nền gốc gốc gạo đó, một cái bệ gạch thấp xuất hiện. Ngày rằm mùng một từ đấy đến bây giờ chưa bao giờ vắng bóng hương hoa. Nhưng mất gạo vẫn để lại một khoảng trống tâm linh không gì bù đắp được.
Tôi có nghe phong thanh rằng hai thợ cưa sau việc làm đó đã bị thần gạo vật chết sặc máu. Còn người ra quyết định có làm sao không thì tôi không rõ nữa.
Thế hệ sau có thể không ai biết ở góc đường này có một cây gạo đại thụ để ngạc nhiên về hương hoa ở góc đường áp tường Quốc Tử Giám vẫn được thắp vào rằm mùng một tại đây. Còn trong tâm khảm người Hà Nội một thời, thì cái linh đài dưới gốc Gạo vẫn còn sừng sững uy nghiêm.
Tôi viết những dòng này là để muốn nhắc với những người có trách nhiệm trong bảo vệ văn hóa cần thận trọng trước những quyết định đụng chạm đến phần chìm lắng văn hóa trong lòng người thủ đô. Việc sáp nhập xóa bỏ đôi khi là những lưỡi cưa vô tình tàn sát văn hóa, trong khi trách nhiệm họ được giao phó phải là người lính bảo vệ.16/9/2008
g gì bù đắp được.
Tôi có nghe phong thanh rằng hai thợ cưa sau việc làm đó đã bị thần gạo vật chết sặc máu. Còn người ra quyết định có làm sao không thì tôi không rõ nữa.
Thế hệ sau có thể không ai biết ở góc đường này có một cây gạo đại thụ để ngạc nhiên về hương hoa ở góc đường áp tường Quốc Tử Giám vẫn được thắp vào rằm mùng một tại đây. Còn trong tâm khảm người Hà Nội một thời, thì cái linh đài dưới gốc Gạo vẫn còn sừng sững uy nghiêm.
Tôi viết những dòng này là để muốn nhắc với những người có trách nhiệm trong bảo vệ văn hóa cần thận trọng trước những quyết định đụng chạm đến phần chìm lắng văn hóa trong lòng người thủ đô. Việc sáp nhập xóa bỏ đôi khi là những lưỡi cưa vô tình tàn sát văn hóa, trong khi trách nhiệm họ được giao phó phải là người lính bảo vệ.16/9/2008