Category: Viết bởi hoạ sĩ Đỗ Đức

Tôi vẽ những bộ sắc phục dân tộc thiểu số phía Bắc

doduc Năm 1978, tại Khu Gang thép Thái Nguyên có một hội diễn nghệ thuật quần chúng các dân tộc thiểu số toàn miền Bắc. Về hội diễn, lần đầu tôi thấy những bộ sắc phục lạ như Pa Dí, Xá Phó, Lô Lô, Khơ Mú. Những bộ sắc phục đẹp lạ thường, nó không đơn giản như Tày Nùng,… Read more →

Nghệ thuật như một dòng chảy

Doduc Một họa sĩ định hình được phong cách, nhanh thì trên mười năm, chậm thì có khi quá nửa đời người. Có người làm nghề vẽ, chi phí cả đời vẫn không tìm thấy mình. Tìm cho mình một phong cách nghệ thuật khó như tìm lá diêu bông trong thơ Hoàng Cầm. Trước hết là cảm nhận rồi… Read more →

Cừn lả

NHÀ VĂN NÔNG VIẾT TOẠI Về bài thơ “ Cừn lả” dongngan Lời mở Nhà văn Nông Viết Toại sinh ngày rằm tháng ba, năm Bính Dần ( tức ngày 26 tháng 4 năm 1926) tại Nà Cọt, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn. Tên khai sinh là Nông Đình Hân, năm nay bước vào tuổi 93. Ông là em… Read more →

Để có tiền

Doduc Tiền. Ở đời ai cũng cần tiền , Nhưng có thời tiền hiếm như vàng. Tôi lớn lên vào thời đó…là những năm sau ngày giải phóng Điện biên đến những năm sáu mươi, bảy mươi thế kỉ trước Thời gian ấy, tiền hiếm đến mức người ta thôi ước mơ có tiền. Căn bản cuộc sống thương mại… Read more →

Đọc văn

Doduc Có lần tôi đã bỏ công đi phỏng vấn vài chục người, từ bác sửa xe đạp đến bà hàng khô hàng tấm, chủ tiệm hoặc những người lao động chân tay khác thì phát hiện ra, lượng người biết đọc văn quá thấp, chưa đến 10%. Phần lớn đọc văn như đọc báo, chỉ thu thập tin tức,… Read more →

Tha thứ

1 – Chuyện của tôi Thời kháng Pháp Năm tôi 10 tuổi, lúc chiến dịch Điện Biên sắp kết thúc, đi chăn trâu giữa đồng không mông quạnh, tôi bị một máy bay khu trục của Pháp trên đường từ Tuyên quang bay về, sà xuống đuổi theo và xả một băng đum đum. Con trâu lồng lên, đạn bắn… Read more →

Quyền lực

Quyền lực doduc 1 – “ Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” thành ngữ xưa nói thế. Trong gia đình, người quyền lực là người làm ra tiền và có tiếng nói trong các quyết định trong nhà. Xưa nay đều thế cả! Trong “tứ vật” (*) ở Bắc Ninh có câu “ bất thú đình Bảng thê”, nghia là… Read more →

Quy tụ tinh hoa

doduc – Đi buôn phải có vốn. Nhiều người xưa nay coi vốn là tiền. Đó là sự lầm lẫn lớn về nhận thức. Vốn đầu tiên là kiến thức thương trường, nắm được pháp luật, năng lực hàng hóa cạnh tranh và quan trọng nữa là hiểu các đối tác. Còn nhiều thứ nữa trong nội hàm vốn nhưng… Read more →

QUÊ

dongngan Rét và buốt, cái lạnh rất riêng của xứ mình. Còn tháng nữa là tết, lại nhớ đến quê, nhớ đến bánh chưng thơm mùi rơm rạ. Các con tôi không có cảm giác ấy. Sinh ra ở thành phố, tuổi thơ không biết châu chấu cào cào, bông thóc. Không thấy trâu cày ruộng cấy và chưa bao… Read more →

Nghĩ về hoa

doduc Một bạn ngắm bông mai trắng trong nắng xuân trong vắt, thốt lên: Mai gì mà trắng trắng tinh trắng tình,tinh khôi đến độ ngắm hoa mà tự thấy mình đầy tội lỗi. Một bạn khác phụ họa theo: Em còn cảm thấy mình còn nhơ nhuốc khi nhìn mai trắng! Một cảm xúc rất đỗi chân thành. Bông… Read more →

Kiếm sống

Kiếm sống doduc Khoảng giữa nhưng năm tám mươi, nhà nước đột ngột bỏ bao cấp. Đó là thời ông Tố Hữu làm phó thủ tướng tiền lạm phát mất giá từng ngày. Bảo là đột ngột nghe cho văn vẻ thôi chú lúc ấy ngân khố rỗng tuếch, muốn bao cũng chẳng có sức mà bao, nên nhà nước… Read more →

Đất rừng

dongngan Có lúc tôi muốn hỏi Bộ trưởng nông nghiệp và nông thôn rằng: ông biết nhiều về rừng không? Có bao giờ ông so sánh 1hecta rừng với một héc ta ruộng châu thổ, nếu biết đầu tư khai thác, cái nào đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn không. Muốn hỏi vì thấy rừng bị phá vô… Read more →

Di sản

Doduc- TP – Một hôm tôi ngồi soạn lại những bức tranh còn lưu giữ được, hầu hết toàn tranh nhỏ, nhiều tranh vẽ cách đây 40 năm. Thời ấy giấy má khó khăn, tôi thường vẽ trên giấy báo lề xin được ở nhà in. Minh họa: Đỗ Đức. Mỗi bức tranh, một kí ức hiện về. Lúc này… Read more →

Nhận diện

DODUC Oi nồng . Rồi trời trút cơn mưa rào. Nhìn ra sân nhà, mưa nặng hạt, giọt mưa như mũi tên cắm phập xuống nền sân là nước bắn tóe như trẻ con chơi pháo đền. Mươi phút sau, nước duyềnh lên. Hạt mưa nhả xuống mặt nước bum lên thành cái bong bóng nhỏ rồi vỡ nhanh trong… Read more →

nụ vối

NỤ VỐI doduc 1 – Những ngày đầu hè nóng nhất này , vối ra nụ. Những cây vối già vài chục năm tuổi càng cho nhiều nụ. Những chùm nụ vối xanh mướt mát khắc chế cái nóng, cứ hồn nhiên đong đưa dưới nắng đầu hè… Tôi đi dưới bong vối ven hồ Tây, những cây vối cổ… Read more →

Ngâu vầy

Ngâu vầy Doduc Năm nay tháng 7 mưa từ mồng một. Vẫn nhớ ngày trước mẹ thường nói mưa mùng một là mưa cả tháng . Hôm nay đã mười ba mà mưa vẫn rấm dứt. Kinh nghiệm xưa vẫn không sai Tháng bảy là tháng ngâu. Vào ba ra bảy, đó là một hoạch định tương đối cho một… Read more →

Nghĩ vụn

Nghĩ vụn doduc Tôi đọc ở đâu đó một nghiên cứu vể gene di truyền, thì được biết, gene đàn ông đến thế hệ thứ 5 thì mờ dần, còn đàn bà được nối đến 50 đời. Thiết nghĩ đúng thôi, bởi người cha góp vào một nhiễm sác thể cộng với trứng thành phôi, còn đứa trẻ lớn lên… Read more →

Báo oán

Doduc Chồng chị làm ở cơ quan huyện. Tính tình anh thuần hậu, gia đình bình yên, bạn bè quý mến. Bất ngờ có một thời gian, anh trở nên lầm lì rồi một hôm anh treo cổ tự kết liễu đời mình ngay trong buồng. Chị đau đớn ngất lên ngất xuống. Anh để lại cho chị mảnh giấy… Read more →

DU LỊCH

Du lịch Doduc 1 – Thập kỉ nay hình như người dân nước ta mới rầm rộ bước vào thế giới du lịch. Cũng phải làm ăn khấm khá, có chút tiền dành thì mới nghĩ đến du lich, thăm nom đây đó được. Năm 1968, khi tôi đi học nghề, sơ tán ở Tân Thành Bắc Sơn Lạng Sơn… Read more →

Bát thịt gà rang gừng

Doduc Nhân có cuộc hội thảo về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tôi nhớ lại một chuyện mẹ tôi kể lại đã lâu. Câu chuyện bình dị lắm, thời kháng chiến chống Pháp những năm bốn sáu, năm mươi thế kỉ trước. Ngày ấy bố tôi làm trưởng ban giao thông xã ( xã bản Ngoại, huyện Đại Từ, tỉnh… Read more →

Chuyện đã qua

Doduc Nuôi ba con thành người đã nhọc, lại còn đận chúng vào Đại học là cả một sự lo toan. Thời tôi, bố mẹ không biết chữ, nuôi con thả cỏ, tự vận động lấy. Đến lúc đi học trường chuyên nghiệp, cái lý lịch cũng tự mày mò làm. Tôi thi vào Đại học mĩ thuật cũng phải… Read more →

Bia đá sử vàng hay nghĩa địa hư danh

dongngan “Chữ trinh còn một chút này…”- Kim Vân Kiều Năm trước có dịp vào Huế, đi vãng cảnh một số chùa mới xây, gặp những vườn cây mới trồng , mỗi gốc cây có một tấm biển ghi tên giám này đốc nọ trồng ngày này ngày nọ. Thì ra các giám đốc mới lên đã muốn lưu danh… Read more →

Về quê đi hội

Tôi có một thói quen, mỗi lần về quê đi hội đều rẽ trước ra nghĩa trang thắp hương cắm hoa cho người thân rồi mới vào làng. Cứ nghĩ những hội trước, tết trước còn cùng nhau mà bây giờ âm dương khuất mặt lại thấy thương nhớ cho người nằm xuống. Ra thắp một nén nhang, đặt một… Read more →

Ngộ độc

Nói đến ngộ độc, người ta nghĩ nghĩ ngay ăn phải cái gì độc hại gây nguy hiểm đến tính mạng con ngừoi. Nghĩ thế không sai, nhưng nghĩ thế thì đơn giản quá. Đâu chỉ có ăn mới ngộ độc. Sống ở trên đời có rất nhiều cái để người ta bị nhiễm độc dẫn đến ngộ đọc làm… Read more →

Bài phát biểu cắt băng khánh thành lớp mẫu giáo thứ Tám ở Mèo Vạc

(Tại lễ cắt băng khánh thành lớp học mẫu giáo ở bản Sà Lủng ( 12/1/2019) Thưa các đại biểu chính quyền địa phương Sà Lủng cùng các thầy cô giáo Thưa các nhà tài trợ cho chương trình “Chung tay vì trẻ em vùng cao” có mặt tại đây Hôm nay tôi được vinh dự ủy thác thay mặt… Read more →

Anh Văn

Dongngan Tôi từng nghe bố kể Hai lần anh Văn qua nhà Cùng đoàn cán bộ. Lần ấy, nhà thịt gà Mẹ bưng gửi lên một bát Vì các ông ăn chỉ canh khoai lang Rắc xuống vài hạt muối Người cần vụ nhận bát thịt gà rang Nhập vào mâm cơm đạm bạc Nhưng xong bữa, vẫn còn nguyên… Read more →

Sổ hưu

Mọi người cứ tưởng cái sổ hưu là sáng chế đặc biệt của chính quyền cơ. Ngày xưa sổ gạo, bây giờ sổ hưu hay mang ra dọa nhau. Vậy ngoài giới công chức vài triệu sống bằng sổ hưu, còn chán vạn dân ta không sổ hưu sao vẫn sống. Với viên chức nhà nước ăn lương thì cái… Read more →

Chạy!

CHẠY Trời Hà Nội mấy hôm nay mưa sụt sùi. Chú em tôi ngồi ngắm mưa qua cửa sổ mà lòng không yên bởi thằng con đang vào đận thi chuyển cấp. Phải biết binh tình điểm thi để còn chạy trường. Tôi hỏi một câu trên trời “Vào trường cũng phải chạy sao”. Chú không quay lại, mắt vẫn… Read more →

Nhớ

Nhớ em anh ngóng về phương Bắc Mây biếc đèo cao núi chập chờn Em là mộng tưởng hay là thật Hay chỉ là nắng quái của chiều hôm Sông Hồng ơi sông Hồng thương nhớ Chảy lững lờ có sóng cuộn đáy sông Đã bao lần đứng nhìn theo dòng nước Nỗi nhớ thả theo, đã hóa thành dòng!… Read more →